Website đang trong quá trình thử nghiệm. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng liên hệ.

7 bài tập ôn thi Đại học

Đây là 7 câu hỏi của bạn: Tài Đức Nguyễn minsoul24@gmail.com 
Câu 1: 5 gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường và liên kết không hoàn toàn, mỗi gen đều có 2 alen.Cho rằng trình tự các gen trong nhóm gen liên kết không đổi, số loại kiểu gen và giao tử nhiều nhất có thể đc sinh ra từ các gen trên đồi với loài:
A. 110 kiểu gen và 18 loại giao tử
B. 110 kiểu gen và 32 loại giao tử
C. 528 kiểu gen và 18 loại giao tử
D. 528 kiểu gen và 32 loại giao tử (Đúng)

Nếu đc xin thầy chỉ cho em cách tính số kiểu gen đối với trường hợp gen liên kết không hoàn toàn ạ.

TOBU: Em có thể xem tại đây:  http://sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=11445
Liên kết gene hoàn toàn luôn cho 2 loại giao tử nên em chỉ việc nhân với 2.


Câu 2: Cho 2 bộ NST 2n=4, kí hiệu AaBb (A,B là NST của bố, a,b là NST của mẹ). có 200 tế bào sinh tinh đi vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó:
- 20% tế bào sinh tinh có xảy ra bắt chéo tại 1 điểm ở cặp Aa, còn cặp Bb thì không bắt chéo.
- 30% tế bào sinh tinh có xảy ra bắt chéo tại 1 điểm ở cặp Bb, còn cặp Aa thì không bắt chéo.
- Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp NST Aa, Bb.
Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố là:
A. 150
B. 75 (đúng)
C. 100
D. 200

Em thấy các bạn ấy viết cách tính là =200.(0,5.0,2 + 0,5.0,3 + 0,5.0,5.0,5)=75.

TOBU: Em dựa vào bản chất  hay chính xác là coi trao đổi chéo xảy ra giữa 2 trong 4 chromatid là được.
Đồng thời em vẽ được 2 sơ đồ quá trình giảm phân của một tế bào với 1 cặp trong 2 trường hợp:
- Khi xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm. Kết quả sẽ cho ra 4 giao tử: 2 giao tử mang NST hoán vị : 1 giao tử mang NST có nguồn gốc từ bố : 1 giao tử mang NST có nguồn gốc từ mẹ => XS giao tử mang NST hoàn toàn có nguồn gốc từ mẹ là ¼.
- Khi không xảy ra trao đổi chéo sẽ cho 4 giao giao tử: 2 giao tử mang 1 NST của bố : 2 giao tử mang 1 NST của mẹ. => XS giao tử mang NST hoàn toàn có nguồn gốc từ mẹ là ½.

*Nhóm 1: Cho 20%.200.4 = 160 giao tử. Số giao tử mang hoàn toàn NST mẹ là: 160.1/4.1/2 = 20.
*Nhóm 2: Cho 30%.200.4 = 240 giao tử. Số giao tử mang hoàn toàn NST mẹ là: 240.1/2.1/4 = 30.
*Nhóm 3: Cho (100%-20%-30%).200.4 = 400 giao tử. Số giao tử mang hoàn toàn NST của mẹ là: 400.1/4.1/4 = 25.
Vậy tổng số NST chỉ mang NST có nguồn gốc từ mẹ là: 20+30+25 = 75 giao tử.

Câu 3: Ở 1 loài thực vật , hoa đỏ (A) trội hoàn toàn so với hoa trắng (a). Cho P thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng lai với nhau đc F1. Cho các cây F1 giao phối ngẫu nhiên thì được F2 có tỉ lệ cơ thể mang tính trạng lặn chiếm:
A. 6,25% hoặc 25% (đúng)
B. 18,75%
C. 6,25%
D. 25%

Em thật sự rất thắc mắc câu này ...

TOBU: Em cần phải nêu cụ thể thắc mắc của mình là gì thì TOBU mới tháo gỡ cho em được chứ.


Câu 4: Nhân tố vô sinh có ảnh hưởng rõ nhất đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể là gì?
A. Nhiệt độ.
B. Ánh sáng (Đúng)
C. Độ ẩm
D. Gió bão

Câu này em nghĩ A đúng hơn. ^^

TOBU: Theo em ánh sáng với nhiệt độ cái nào chi phối cái nào? :D

Câu 5: Ở người, bệnh mù màu lục do gen lặn trên NST giới tính X quy định, bệnh bạch tạng do gen nằm trên NST thường quy định. Các nhóm máu do 1 gen gồm 3 alen nằm trên cặp NST thường khác quy định. Số kiểu giao phối có thể trong quần thể người là bao nhiêu?
A.1944 (đúng)
B.90
C.2916
D.54

Câu này do vô tình biết đc gen có 3 alen sẽ có 54 kểu giao phối nên em chọn đc đáp án đúng. Nhưng thật sự em không biết cách tính số kiểu giao phối của 1 gen có nhiều giao phối (chưa tìm ra quy luật ạ). :((

TOBU: Số loại KG của nam giới là: 2.3.6 = 36 KG; Số KG của nữ giới là: 3.3.6 = 54 KG
Vậy số kiểu giao phối sẽ là: 36.54 = 1944.
Rất đơn giản có cái bẫy ở đây là có gene nằm trên NST giới tính thôi em ạ.


Câu 6: 1 phân tử ADN dài 2040 A0. ADN trên phiên mã một số lần đã làm đứt 8122 liên kết hidro. Số lần phiên mã của gen trên là
A. 4 (đúng)
B. 5
C. 6
D. Một đáp án khác.

TOBU: Ngay đầu bài bài này TOBU đã nghĩ nó … “liên thiên” rồi. Có 2 lỗi:
- Lỗi kiến thức: Đang ở trên nói là ADN, dưới lại gọi là gene.
- Lỗi ra đề: Đáp án D quá “trẻ con”, “lạc hậu”.
=> Theo TOBU câu hỏi trên em sưu tầm không có độ tin cậy để làm.


Câu 7: Giả sử một phân tử ADN của một sinh vật nhân thực cùng lúc có 8 đơn vị tái bản giống nhau, trên 1 chạc chữ Y của một đơn vị tái bản, người ta thấy có 14 đoạn Okazaki. Số ARN mồi đã đc tổng hợp cho một quá trình nhân đôi ADN là:
A.120
B.232
C.240 (đúng)
D.128

TOBU: 
-Ở sinh vật nhân thực: Quá trình nhân đôi của một phân tử DNA có nhiều đơn vị tái bản.
-Ở sinh vật nhân sơ: Quá trình nhân đôi của một phân tử DNA chỉ có một đơn vị tái bản.
Đơn vị tái bản là một điểm trên DNA mà dưới tác dụng của enzyme 2 mạch tách nhau ra và quá trình tổng hợp DNA diễn ra theo 2 hướng. Rõ ràng mỗi đơn vị tái bản gồm 2 chạc sao chép theo 2 hướng ngược nhau.
http://faculty.irsc.edu/FACULTY/TFischer/images/DNA%20replication.jpg

Một chạc sao chép có k đoạn okazaki cần có k +1 đoạn mồi. Vậy một đơn vị tái bản cần có k + 1 + k + 1 = 2k + 2 đoạn mồi. Với bài toán này you đặc biệt chú ý đến 2 khái niệm: Chạc sao chép  Đơn vị tái bản

.Vậy sẽ có 8.2.(14+1) = 240.

Tag:

Bạn Đã Xem Chưa ?