Website đang trong quá trình thử nghiệm. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng liên hệ.

7 bài tập hay và khó của bạn Ngọc Giang Nam


Bạn Ngọc Giang Nam ngocgiangnam@gmail.com hỏi:
Do các câu hỏi có rất nhiều vấn đề nên sau khi TOBU trao đổi, thống nhất với tiền bối, thầy Đoàn Đình Doanh kết quả trả lời như sau:

Câu 1:  Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là
A. 2         B. 8        C. 4       D. 6


TOBU: Trong trường hợp xét một tế bào rối loạn hay không thì đều luôn cho 2 loại giao tử. Em có thể để ý tại kì giữa I NST sắp xếp thành 2 hàng. Rõ ràng trong một tế bào chỉ có một cách sắp xếp cụ thể. Kết quả tại kì sau I cho 2 tế bào có vật chất di truyền khác nhau. Còn lần phân bào II sẽ giống như quá trình nguyên phân, tức chỉ làm tăng số lượng tế bào còn số loại tế bào vẫn không thay đổi, tức là 2.  

*Ngọc Giang Nam: Dù đáp án ở đề thi đó là 2 thì em vẫn nghĩ là 4. Cách giải thích như sau, thầy xem có sai chỗ nào ko ạ?

Ban đầu ở kì giữa GP1, kiểu gen của Tế bào là AAaaBBbb, kì giữa GP1 cặp Bb không phân ly nên cuối GP1 tạo ta 4 loại KG, AABBbb và aa hoặc AA và aaBBbb do vậy giảm phân 2 bình thường sẽ có thể cho ra 4 loại giao tử ABb, a, A và aBb. Ở đây đề hỏi là số loại giao tử CÓ THỂ tạo ra, nhưng không nói là trong 1 lần giảm phân nên ta phải xét hết các TH! Nếu nói là số loại giao tử có thể tạo ra trong 1 lần GP thì mới là 2.

*TOBU: Thắc mắc của em hoàn toàn có lý. Tác giả câu hỏi đó nhìn một mặt còn em lại nhìn câu hỏi ở mặt khác. Nên phải sửa lại, bỏ từ “có thể” đi thì phần câu dẫn có cái bẫy “một tế bào” mới đỡ … phí.


Câu 2:  Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd với mỗi gen qui định một tính trạng. Kết quả ít được nghiệm đúng trong thực tế là
A. F1 có 27 kiểu gen.            
B. số loại giao tử của P là 8.
C. F1 có 8 kiểu hình.             
D. F1 có tỉ lệ kiểu gen bằng (1 : 2 : 1)3

*Ngọc Giang Nam: Câu này e nghĩ là D mà đáp án là C. em nghĩ là tỉ lệ KG chỉ  ~ (1 : 2 : 1)chứ làm sao bằng tuyệt  đối đc.

TOBU: Em rất thông minh, mình cũng nghi như đáp án của em. ĐÁP ÁN D

*Ngọc Giang Nam: Đáp án D theo em ko chính xác, nhưng C cũng ko chính xác vì  ở đây họ không nói là gen trội là trội hoàn toàn nên có thể xảy ra hiện tượng di truyền Trung gian. Vậy là có đến 2 đáp án thảo mãn yêu cầu đề bài?

TOBU: Đúng vậy, bài toán không chặt chẽ, tức thiếu dữ kiện “trội lặn hoàn toàn”. Còn nếu như trên thì không đủ cơ sở nào để so sánh giữa C và D.


Câu 3:  Cho cơ thể có KG AB//ab CD//cd,  CDcd là liên kết. ABab có hoán vị và ko phân ly trong giảm phân II. Số Giao tử có thể tạo ra?

TOBU:
*CD//cd: Liên kết gene => cho 2 loại giao tử.
*AB//ab:
- Một nhóm tế bào giảm phân bình thường sẽ cho 4 loại giao tử.
- Một nhóm tế bào bị rối loạn phân ly trong giảm phân II  có thể cho thêm 5 loại giao tử mới (vẽ sơ đồ sẽ thấy)
=> Cho 4 + 5 = 9 loại.
Vậy khi xét cả 4 gene có thể cho 9.2 = 18 loại giao tử.


Câu 4:  Khi lai 2 cây thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản quả tím, dài, hoa trắng với quả trắng ,tròn, hoa đỏ đc F1 đồng loạt quả tím, tròn, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau ở F2 thu tỉ lệ: 45% cây quả tím, tròn, hoa đỏ: 25% cây quả trắng, tròn, hoa đỏ: 20% quả tím, dài, hoa trắng: 5% cây quả tím, tròn, hoa trắng: 5% cây quả tím, dài, hoa đỏ. Biết 1 gen quy định 1 tính trạng, cấu trúc NST của hạt phấn ko thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của F1 là?
A. Abd/aBD x Abd/aBD ; fB-b = 20%           
B. Abd/aBD x Abd/aBD ; fA-a = 10%
C. ABD/abd x ABD/abd ; fA-a = 20%           
D. ABD/abd x ABD/abd ; fB-b = 20%
TOBU:
45% cây quả tím, tròn, hoa đỏ.
25% cây quả trắng, tròn, hoa đỏ.
20% quả tím, dài, hoa trắng.
5% cây quả tím, tròn, hoa trắng.
5% cây quả tím, dài, hoa đỏ.

*Xét từng nhóm 2 cặp tính trạng ta có:
- 50% tím, tròn : 25% tím, dài : 25% trắng, tròn => Ab//aB x Ab//aB
- 50% tím, hoa đỏ : 25% trắng, hoa đỏ : 25% tím trắng => Ad//aD x Ad//aD
          Vậy khi xét cả 3 gene ta có: => Abd//aBD x Abd//aBD
Từ đó chúng ta thấy chắc chắn 3 gene trên liên kết hoàn toàn với nhau nhưng khi xét 2 cặp tính trạng còn lại lại xảy ra hiện tượng hoán vị gene. (Mâu thuẫn 1)
- 70% tròn, hoa đỏ : 20% dài, hoa trắng : 5% tròn, hoa trắng : 5% dài, hoa đỏ => Ad//aD x Ad//aD
Do cấu trúc NST không đổi trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn chứng tỏ xảy ra hiện tượng liên kết gene hoàn toàn ở cơ quan sinh sản đực. Gọi f là tần số HVG, lúc đó tỉ lệ cây tròn, trắng (Ad/-d) ở F2 là:
[f/2 + (1-f)/2].1/2 = 1/4 = 25% (khác với 5% đầu bài cho) (Mâu thuẫn 2)

Vậy với 2 mâu thuẫn trên, TOBU khẳng định bài toán có vấn đề. TOBU sẽ trao đổi thêm với các tiền bối, đồng nghiệp và sẽ chính thức trả lời cho em một lần nữa.


Câu 5: Trong lần nhân đôi đầu tiên của gen đã có 1 phân tử Acrdin xen vào 1 mạch khuôn của gen, thì số nu có trong các gen đột biến là bao nhiêu, biết gen ban đầu có chiều dài 0,51 micromet và nhân đôi 4 đợt:
A.11992   B.24016   C.44970    D.12008.

TOBU: N = 2L/3,4 = 0,51.104.2/3,4 = 3000 nu.
Acridin chèn vào mạch gốc sẽ dẫn đến ĐB thêm 1 cặp nu, tức có 3000 + 1.2 = 3002 nu.
Dựa vào sơ đồ trên, ta thấy có 4 + 2 + 1 = 7 gene bị đột biến hoàn toàn, còn một gene có một mạch chứa acridin, một mạch có thêm một nu mới (dạng tiền đột biến).
Nên tổng số nu của các gene đột biến là: 7.3002 = 21014 nu.
(Vấn đề này có thể còn nhiều tranh luận do có thể phần dẫn của câu hỏi không sáng sủa hoặc không bao quát hết hoặc phần đáp án có vấn đề. Khi có thông tin mới TOBU sẽ mail cho bạn ngay.)


Câu 6:  Kiểu gen của cá thể đực là aaBbDdXY thì số cách sắp xếp NST kép ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc vào kì giữa giảm phân 1 là:
A.8        B.16          C.6         D.4

TOBU: Mặc dù đề cập đến 4 cặp NST nhưng có một cặp có KG đồng hợp (aa) nên chúng ta chỉ xét 3 cặp.
Với một cặp NST sẽ có một cách sắp xếp.
Với 2 cặp NST sẽ có 2 cách sắp xếp.
Với n cặp NST sẽ có 2n-1 cách sắp xếp.
 
*Ngọc Giang Nam: Đáp án của đề là 4 nhưng có 1 lời giải thích như sau, thầy coi hộ em có sai sót gì ko ạ?
Sự thay đổi vị trí của cặp Bb, Dd và XY gây ra sự sắp xếp khác nhau của NST kép ở mpxd kì giữa GP1,
Cặp Bb có 2 cách sắp xếp, B bên trái, b bên phải hoặc ngược lại. Tương tự Dd và XY cũng có 2 cách sắp xếp. Nên kết quả là 2x2x2=8 cách sắp xếp!

TOBU: Cách biện luận “Cặp Bb có 2 cách sắp xếp, B bên trái, b bên phải hoặc ngược lại” => Sai trầm trọng vì bản chất nó chỉ khác nhau về mặt không gian. Cụ thể là về mặt toán học thì khác nhau nhưng mặt sinh học thì là một nhưng đây là môn … Sinh học mà em.


Câu 7:  Cả 4 chủng vi rút đều có vật chất di truyền là một axitnuclêic. Loại vật chất di truyền của chủng virút có thành phần nuclêôtit nào sau đây thường kém bền nhất.
A. chủng virút có 22%A, 22%T, 28%G, 28%X. 
  
B. chủng virút có 22%A, 22%U, 28%G, 28%X.
C. chủng virút có 22%A, 22%G, 28%T, 28%X.   
D. chủng virút có 22%A, 22%G, 28%U, 28%X.

TOBU:
A => Virus có vật chất di truyền là ADN, kép.
B => Virus có vật chất di truyền là ARN, kép.
C => Virus có vật chất di truyền là ADN, đơn.
D => Virus có vật chất di truyền là ARN, đơn.
Vậy là đáp án C hoặc D. 
Tuy nhiên để chắc chắn trả lời được đáp án C hay D thì em cần phải sử dụng kiến thức ... học sinh giỏi. Cụ thể là quá trình sao mã ngược, sao mã với những chủng virus đặc biệt chỉ có một mạch và là ARN.
Từ đó TOBU khẳng định thi ĐH không bao giờ vào câu này.

Tóm lại: TOBU với vai trò là một giáo viên tham gia công tác giảng dạy nhiều năm khẳng định trên mạng có rất nhiều câu có vấn đề. Hoặc do bệnh của những giáo viên dạy trường chuyên do hết câu hỏi nên đưa ra các câu hỏi sử dụng kiến thức chuyên, điều đó chắc chắn học sinh chỉ học sách giáo khoa không bao giờ trả lời được. Vì vậy với kiến thức mình có, chúng ta cần có sức “miễn dịch” với bất cứ nội dung kiến thức nào.
Nói chung mỗi một câu hỏi đưa ra chỉ đúng tương đối, hoàn toàn không có câu hỏi nào tuyệt đối và không phải câu hỏi nào đưa ra cũng đúng. Đáng tiếc giáo dục của ta không có hội đồng thẩm định các câu hỏi để ngoài những câu hỏi không chính thống người dạy và người học có những câu hỏi chất lượng.


Ta có thể có các câu tương đối hoàn chỉnh như sau:

Câu 1:  Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể được tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là
A. 2         B. 8        C. 4       D. 6

Câu 2:  Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd với mỗi gen qui định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Kết quả ít được nghiệm đúng trong thực tế là
A. F1 có 27 kiểu gen.            
B. số loại giao tử của P là 8.
C. F1 có 8 kiểu hình.
D. F1 có tỉ lệ kiểu gen bằng (1 : 2 : 1)3

Câu 3: (Không thay đổi) Cho cơ thể có KG AB//ab CD//cd,  CDcd là liên kết. ABab có hoán vị và ko phân ly trong giảm phân II. Số Giao tử có thể tạo ra? (Không thay đổi)

Câu 4: (Chưa khắc phục được)

Câu 5: Trong lần nhân đôi đầu tiên của gen đã có 1 phân tử Acrdin xen vào 1 mạch khuôn của gen, thì số nu có trong các gen đột biến là bao nhiêu, biết gen ban đầu có chiều dài 0,51 micromet và nhân đôi 4 đợt:
A.11992   B.24016   C.44970    D.12008    E.21014   

Câu 6: (Không thay đổi) Kiểu gen của cá thể đực là aaBbDdXY thì số cách sắp xếp NST kép ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc vào kì giữa giảm phân 1 là:
A.8
        B.16          C.6         D.4

Câu 7:  Cả 4 chủng vi rút đều có vật chất di truyền là một axitnuclêic. Loại vật chất di truyền của chủng virút có thành phần nuclêôtit nào sau đây thường kém bền nhất.
A. chủng virút có 22%A, 22%T, 28%G, 28%X. 
  
B. chủng virút có 22%A, 22%U, 28%G, 28%X.
C. chủng virút có 22%A, 22%G, 28%T, 28%X.   
D. chủng virút có 22%A, 22%G, 28%U, 28%X. => 22%A, 21%G, 28%U, 29%X.


Tag:

Bạn Đã Xem Chưa ?